Chuyên mục
Doanh nghiệp và rạp phim xin được sớm mở cửa
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Doanh nghiệp và rạp phim xin được sớm mở cửa

Thứ ba 12/10/2021 10:19 GMT + 7

Mới đây, 20 doanh nghiệp (DN) làm phim điện ảnh và các chương trình truyền hình tại một số địa phương đã có đơn gửi tới Thủ tướng Chính phủ và UBND TPHCM đề nghị xếp các đơn vị kể trên vào nhóm đối tượng được quan tâm, hỗ trợ các giải pháp để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới.

Thiệt hại khủng

Tính từ đầu năm 2020 tới nay, các rạp phim tại Việt Nam đã phải qua 4 lần đóng cửa để chống dịch. Mỗi lần đóng cửa là một lần thiệt hại vì không có doanh thu, trong khi đó các khoản chi vẫn phải đều đặn. Tuy nhiên, với lần đóng cửa từ đầu tháng 5 tới nay, các nhà làm phim thiệt hại nặng nề nhất vì thời gian đóng cửa quá dài, nguyên thị trường phim của mùa hè đã tiêu tan.

Hiện nay, các DN kinh doanh điện ảnh đều gặp nhiều khó khăn khi phải chi trả những khoản kinh phí cố định như lương, bảo hiểm cho nhân viên, chi phí mặt bằng, chi lãi vay ngân hàng, chi phí duy trì máy móc thiết bị. Với mức thu bằng không, nhiều đơn vị kinh doanh, sản xuất phim ước tính hiện họ phải chịu lỗ từ 15-20 tỷ đồng mỗi tháng do đóng cửa rạp. Và với tình hình dịch bệnh như hiện nay, không biết đến bao giờ các rạp phim mới có thể mở cửa để hoạt động trở lại.

 

“Với những DN làm văn hoá đặc thù, không thể áp dụng mô hình “3 tại chỗ” cho việc sản xuất, suốt thời gian qua chúng tôi đều phải tạm ngừng hoạt động hoàn toàn. Dù từ 1/10, TPHCM đã áp dụng chủ trương nới lỏng xã hội thì các rạp phim vẫn chưa được mở cửa, các hoạt động sản xuất phim ảnh, truyền hình vẫn chưa được thực hiện. Điều này sẽ làm cho chúng tôi tiếp tục gặp khó khăn”.

 

Không chỉ thiệt hại khi rạp phim không mở cửa, các DN còn bị thiệt hại bởi trong điều kiện giãn cách xã hội, việc đầu tư vào sản xuất phim, sản xuất các chương trình truyền hình cũng không thể thực hiện. Các DN làm phim đều phải tạm ngưng vì lệnh giãn cách khiến các kế hoạch sản xuất và phát hành của nhiều bộ phim, của nhiều chương trình truyền hình bị lùi lại hoặc trì hoãn chưa rõ ngày khởi động lại.

 

Rạp phim đóng cửa suốt thời gian qua

 

“Với những DN làm văn hoá đặc thù như chúng tôi không thể áp dụng mô hình “3 tại chỗ” cho việc sản xuất nên suốt thời gian qua chúng tôi đều phải tạm ngừng hoạt động hoàn toàn. Dù từ ngày 1/10, TPHCM đã áp dụng chủ trương nới lỏng xã hội thì các rạp phim vẫn chưa được mở cửa, các hoạt động sản xuất phim ảnh, truyền hình vẫn chưa được thực hiện. Điều này sẽ làm cho chúng tôi tiếp tục gặp khó khăn”- một đại diện của Công ty TNHH Film Cliner TPHCM cho biết.

Mở cửa trong an toàn

Theo nội dung kiến nghị, các DN làm phim điện ảnh, làm chương trình truyền hình hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí phải đối diện với nguy cơ phá sản hàng loạt khi phải dừng hoạt động vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Với hơn 10.000 lao động hiện đang làm việc tại các DN này, việc phá sản sẽ ảnh hưởng lớn và tác động mạnh tới xã hội. Nhìn từ góc độ thị trường, việc không thể tạo ra những sản phẩm điện ảnh, phim truyền hình, chương trình truyền hình mới, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khán giả sẽ khiến nguồn phim và chương trình truyền hình phụ thuộc nặng nề hơn vào các đối tác nước ngoài. Điều này cũng gây thiệt thòi cho chính khán giả khi không có nhiều cơ hội thưởng thức các chương trình phim, truyền hình mang bản sắc dân tộc có chất lượng cao.

Cũng theo kiến nghị, các DN làm phim mong muốn được sớm quay trở lại sản xuất theo mô hình an toàn. Cụ thể, trong quá trình sản xuất, DN sẽ phải thực hiện nhiều công đoạn trực tuyến, thu hẹp quy mô nhân sự khi sản xuất trực tiếp, thực hiện xét nghiệm PCR gộp theo nhóm trước ngày sản xuất, xét nghiệm nhanh với tần suất 7 ngày 1 lần cho toàn bộ nhân sự của đoàn phim, bảo đảm tỉ lệ 100% nhân sự đoàn phim và diễn viên tham gia sản xuất có thẻ xanh COVID-19, tổ chức sản xuất, quay phim ở những nơi biệt lập cách xa khu dân cư, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài…

“Chúng tôi không xin hỗ trợ tài chính mà chỉ xin cơ chế để hoạt động trong bối cảnh bình thường mới. Theo đó, để duy trì hoạt động ở thời điểm hiện tại và lấy đà hồi phục sau khi dịch bệnh kết thúc, thông qua việc học hỏi mô hình sản xuất phim và chương trình truyền hình trong bối cảnh dịch COVID-19 tại một số quốc gia khác, chúng tôi kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ và UBND TP HCM chấp thuận cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất phim và chương trình truyền hình được phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới bằng việc bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch từ ngày 15/10”- Kiến nghị có đoạn viết.

Xin mở rạp từ đầu tháng 11 tới

Song song với việc được sản xuất phim trở lại, các DN cũng mong muốn được tái mở cửa các rạp phim tại TPHCM vào đầu tháng 11 tới. Khi mở cửa, các rạp phim sẽ áp dụng triệt để nguyên tắc 5K cùng nhiều biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế như: 100% nhân viên đều đã có thẻ xanh COVID-19, được tập huấn kỹ về phòng dịch, khuyến khích khách hàng đặt vé trực tuyến để hạn chế tiếp xúc, khách xem phim cũng phải có thẻ xanh theo quy định… “Hiện nay thị trường phim điện ảnh tại TPHCM chiếm trên 50% doanh thu của cả nước nên việc mở cửa lại các rạp phim sẽ là cơ hội để các nhà làm phim có thể phục hồi, duy trì hoạt động sau thời gian dài thiệt hại do đại dịch”- đại diện cho cụm rạp BHD cho biết.

 

Trọng Thịnh

Nguồn: tienphong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.