Chuyên mục
Mạng lưới đường ống khí đốt mở rộng toàn cầu, Trung Quốc góp 30.300 km

Mạng lưới đường ống khí đốt mở rộng toàn cầu, Trung Quốc góp 30.300 km

Thứ ba 09/01/2024 10:28 GMT + 7

Top 10 quốc gia có nhiều đường ống đang được xây dựng nhất bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nga, Pakistan, Mỹ, Nigeria, Italy, Argentina và Canada.


 

Các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên với tổng chiều dài 70.000 km hiện đang được xây dựng trên toàn cầu với chi phí ước tính khoảng 194 tỷ USD, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết hôm 8/1, dẫn dữ liệu từ một báo cáo của tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM).

Báo cáo của tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) cũng tiết lộ rằng phần lớn hoạt động phát triển mạng lưới đường ống rộng rãi này tập trung ở châu Á, với 83% các dự án đang triển khai có trụ sở tại châu lục này và chi phí 117,2 tỷ USD.

Theo dữ liệu từ báo cáo “Mở rộng đường ống dẫn khí đốt toàn cầu” của GEM, Trung Quốc và Ấn Độ đang đi đầu trong hoạt động này ở châu Á, được thúc đẩy bởi nỗ lực chuyển đổi từ than đá sang khí đốt tự nhiên và thiết lập các kết nối rộng rãi hơn.

Pakistan cũng đang tích cực xây dựng các đường ống để nâng cao năng lực nhập khẩu khí đốt tự nhiên. Tổng chiều dài đường ống đang được xây dựng vào cuối năm 2023 đã tăng 18% so với năm trước.

Về phân bổ khu vực, châu Á dẫn đầu với 57.600 km đường ống đang được xây dựng, tiếp theo là châu Âu với 5.600 km, châu Mỹ với 4.700 km và châu Phi với 1.800 km.

Top 10 quốc gia có nhiều đường ống đang được xây dựng nhất bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nga, Pakistan, Mỹ, Nigeria, Italy, Argentina và Canada.

 


Đường ống Yamal-Châu Âu dài 4.196 km, dẫn khí đốt từ Tây Siberia ở Nga qua Belarus, Ukraine và Slovakia tới Áo, là một trong những đường ống khí đốt dài nhất thế giới. Đường ống này đã ngừng hoạt động từ tháng 5/2022 theo sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Ảnh: Energy Intelligence

 

Đặc biệt, Trung Quốc đang dẫn đầu các dự án đường ống với 30.300 km đang được xây dựng trong 150 dự án khác nhau. Ngoài đường ống Tân Cương (Xinjiang), các đường ống Sào Hồ-Giang Bắc (Chaohu-Jiangbei) và Hợp Phì-Trì Châu (Hefei Lubei-Chizhou Maya) đang được xây dựng ở nước này.

Nga cũng đang đóng góp đáng kể vào xu hướng toàn cầu này, với 2.900 km đường ống đang được xây dựng với chi phí 8,2 tỷ USD. Việc mở rộng mạng lưới đường ống, được dẫn đầu bởi gã khổng lồ năng lượng quốc doanh Gazprom, nhằm cải thiện kết nối truyền tải trong nước và tăng cường năng lực xuất khẩu khí đốt qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) qua các điểm tiếp nhận trên bờ.

Việc Moscow “xoay trục” sang thị trường châu Á kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát cũng được coi là yếu tố giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Iran cũng đang xây dựng một đường ống dài 5.000 km với chi phí khoảng 18 tỷ USD. Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên IGAT 11 dài 1.200 km dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026.

Nước láng giềng của Iran là Pakistan đang xây dựng khoảng 1.800 km đường ống để nhập khẩu khí đốt với chi phí 3,7 tỷ USD.

Theo báo cáo, Đường ống Iran-Pakistan để nhập khẩu khí đốt từ Iran đã bị chậm trễ một thập kỷ. Đoạn qua Iran đã hoàn thành nhưng Pakistan đã tạm dừng xây dựng sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran vào năm 2014.

Trên toàn cầu, tổng chiều dài của các đường ống đã xây dựng và các đường ống được đề xuất trong giai đoạn dự án là 159.000 km.

 

Minh Đức

Nguồn: nguoiduatin.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.