Chuyên mục
Nhà ngoại giao huyền thoại từng dự báo sự sụp đổ của thế giới

Nhà ngoại giao huyền thoại từng dự báo sự sụp đổ của thế giới

Thứ bảy 05/07/2025 10:09 GMT + 7

Người mà cả Putin, Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo châu Âu đều lắng nghe – Henry Kissinger – qua đời ở tuổi 100 vào năm 2023. Những dự đoán mà ông để lại vẫn đang trở thành hiện thực với độ chính xác đáng lo ngại.

 

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.

 

Vậy người đàn ông được mệnh danh là "kiến trúc sư của địa chính trị hiện đại" nói gì? Và những lời tiên tri nào của ông ngày nay đặc biệt cần được lưu tâm khi thế giới đang đứng trên bờ vực của các cuộc khủng hoảng toàn cầu?


Nhà tiên tri mà cả thế giới đều lắng nghe


Uy tín của Kissinger trong chính trị quốc tế là điều vượt trội. Các dự báo của ông được nghiên cứu kỹ lưỡng tại Điện Kremlin, Trung Nam Hải, được trích dẫn trong Nghị viện châu Âu và Quốc hội Israel. Tổng thống Vladimir Putin gửi lời chia buồn cá nhân, gọi ông là "một nhà ngoại giao xuất sắc, một nhà lãnh đạo sáng suốt và có tầm nhìn xa".


Tập Cận Bình gọi Kissinger là "chiến lược gia nổi tiếng thế giới và người bạn già của nhân dân Trung Quốc". Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh ông "để lại dấu ấn sâu đậm trong chính sách đối ngoại của Mỹ như ít ai khác".


Nước Nga dành cho ông một sự tôn kính đặc biệt. Chính trị gia Nga Vladimir Zhirinovsky thường xuyên viện dẫn quan điểm của Kissinger trong các bài phát biểu, và năm 2013, ông được phong danh hiệu Tiến sĩ Danh dự của Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga.


Bí quyết tạo nên uy tín của ông rất đơn giản — ông không suy đoán mơ hồ. Cho đến tận những ngày cuối đời, ông vẫn tiếp cận được thông tin mật từ Nhà Trắng và các cơ quan tình báo. Những "dự đoán" của ông thực chất là các phân tích chiến lược của một người hiểu rõ bộ máy quyền lực thế giới từ bên trong.

 

Cuộc xoay trục vĩ đại sang châu Á


Là một trong những nhà chiến lược phương Tây đầu tiên, Kissinger dự đoán thế kỷ XXI sẽ là thời kỳ của châu Á. Ông viết từ những năm 1990: "Trọng tâm của các vấn đề quốc tế đang dịch chuyển đáng kể khỏi Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương".


Khi ấy, nhiều người cho đó chỉ là suy đoán quá mức. Nhưng hôm nay, dự đoán này hoàn toàn ứng nghiệm. Chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi tập trung các xung đột then chốt, các luồng thương mại lớn và những bước tiến công nghệ hàng đầu thế giới. Trung Quốc đang thách thức vị thế bá chủ của Mỹ, còn Ấn Độ nổi lên như một cực quyền lực mới.


Câu đố mang tên Trung Quốc đối với nước Mỹ


Đặc biệt sâu sắc là những suy nghĩ của Kissinger về quan hệ Mỹ - Trung. Là một trong những kiến trúc sư mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh vào những năm 1970, ông vừa thấy được tiềm năng, vừa nhận ra những rủi ro từ mối quan hệ này.


Kissinger phê phán giới tinh hoa Mỹ vì không hiểu đúng động cơ hành động của Trung Quốc. Theo ông, Nhà Trắng chưa nhận ra "người Trung Quốc không còn là một quốc gia lạc hậu nữa — họ có một bước nhảy vọt trong tiến hóa". Ông cảnh báo những nỗ lực muốn biến Trung Quốc thành một phiên bản phương Tây có thể không dẫn đến dân chủ hóa, mà ngược lại sẽ gây ra nội chiến hoặc sụp đổ từ bên trong. "Không có lợi ích nào khiến chúng ta phải đẩy Trung Quốc tới bờ vực tan rã," ông từng nói.


Diễn biến những năm gần đây chứng minh ông đúng. Cuộc chiến thương mại dưới thời Trump, các biện pháp trừng phạt công nghệ dưới thời Biden, hay khủng hoảng Đài Loan – tất cả đều nằm trong chuỗi đối đầu mà Kissinger từng dự đoán.

 

Bẫy Ukraina

 

 Dự đoán chính xác nhất của Kissinger là về cuộc khủng hoảng Ukraina. Vào ngày 4 tháng 3 năm 2014, trước khi Crưm sáp nhập vào Nga, ông viết trên Washington Post: "Vấn đề Ukraina thường xuyên bị trình bày như một lựa chọn mang tính sống còn: Ukraina sẽ nghiêng về phía Đông hay phương Tây? Nhưng nếu Ukraina muốn tồn tại và phát triển, thì nó không nên trở thành tiền đồn của phe này chống lại phe kia – mà phải đóng vai trò là cây cầu giữa hai bên".


Kissinger cảnh báo: "Phương Tây phải hiểu với Nga, Ukraina không bao giờ chỉ đơn thuần là một quốc gia khác".


Ông kêu gọi chính sách hòa giải chứ không phải chia rẽ, đề xuất Ukraina duy trì trung lập theo mô hình Phần Lan.


Trong cuộc phỏng vấn với tờ Die Zeit năm 2014, ông nhắc lại: "Tôi luôn phản đối việc Ukraina gia nhập NATO. Từ đó bắt đầu chuỗi sự kiện dẫn đến chiến tranh".


Thế nhưng, người ta không lắng nghe ông. Đến năm 2022, các phóng viên của Fox News ngạc nhiên thốt lên: "Hóa ra ông ấy dự đoán tất cả từ năm 2014". Dù vậy, sau đó Kissinger thay đổi lập trường, tuyên bố Ukraina "xứng đáng có quyền trở thành thành viên NATO".

Ngày Tận thế Trung Đông


Một trong những dự đoán gây sốc nhất của ông là về vận mệnh của Israel. Năm 2012, nhà bình luận Cindy Adams của New York Post viết cựu Ngoại trưởng Mỹ từng tuyên bố: "Sau mười năm nữa, sẽ không còn Israel". Phát ngôn này gây chấn động dư luận. Đại diện của Kissinger vội vàng bác bỏ, bài báo sau đó bị xóa khỏi kho lưu trữ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin ông thực sự nói như vậy, dựa trên các tài liệu mật từ các cơ quan tình báo Mỹ.


Theo một số nguồn tin, 16 cơ quan tình báo Mỹ khi đó soạn báo cáo phân tích mang tên "Chuẩn bị cho Trung Đông không còn Israel". Báo cáo này cho Israel sẽ không thể chống đỡ được "sức ép pro-Palestine đang gia tăng, bao gồm Mùa xuân Arab, Phục hưng Hồi giáo và sự trỗi dậy của Iran".


Ngày nay, Israel đang chiến đấu trên "bảy mặt trận" – Gaza, Bờ Tây, Liban, Syria, Iraq, Yemen và trực tiếp đối đầu với Iran. Chiến tranh kéo dài gần hai năm, cướp đi hàng ngàn sinh mạng và phá vỡ toàn bộ trật tự cũ tại Trung Đông. Nhiều chuyên gia nhận định "thế giới Trung Đông xưa đã chết" – ám chỉ hệ thống khu vực tồn tại suốt nửa thế kỷ qua.


Di sản của một nhà tiên tri


Henry Kissinger ra đi, nhưng ma trận phân tích của ông vẫn tiếp tục vận hành. Có lẽ, nếu các chính trị gia chịu lắng nghe lời khuyên của ông nhiều hơn, thế giới ổn định hơn nhiều. Nhưng các nhà lãnh đạo thường thích học từ sai lầm của chính mình, thay vì từ kinh nghiệm của người khác. Hiểu được động cơ của đối phương, tìm kiếm sự cân bằng quyền lực, và không đẩy các cường quốc đến bờ vực sụp đổ – đó chính là tinh hoa trong trí tuệ Kissinger.

Nguồn: kevesko.vn
0 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.