Chuyên mục
Nga đã làm gì để cứu sống đồng Rup?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga đã làm gì để cứu sống đồng Rup?

Thứ sáu 26/12/2014 11:33 GMT + 7
Nếu có một bài toán hóc búa khiến giới chuyên gia và phân tích tài chính trên toàn thế giới đều dõi theo diễn biến ở thời điểm hiện tại, thì đó phải là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga và cách thức mà chính phủ Nga đang xử lý vấn đề này, đặc biệt trong việc cứu đồng Rup bị trượt giá mạnh. 


Có lẽ sau khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, người ta sẽ vẫn còn phải nói nhiều đến nó, thậm chí đưa nó vào trong sách giáo khoa của các trường đại học, bởi tầm cỡ, quy mô cũng như sự phức tạp của nó đạt đến mức rất hiếm khi xảy ra. Ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại, cơ hội đang nghiêng về phía chính phủ của tổng thống Putin.

Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga lại nhận được sự quan tâm của hầu hết giới chuyên gia và phân tích, kể cả những người không chuyên về mảng kinh tế Đông Âu? Là vì sự độc đáo và hóc búa độc nhất vô nhị mà chỉ cuộc khủng hoàng kinh tế Nga hiện nay mới có. Sở dĩ như thế, là vì chính phủ Nga đang thực sự lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Giá dầu giảm và lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây đang khiến đồng Rup mất giá, lạm phát tăng cao, nhưng Nga lại không thể giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu để nâng giá dầu trở lại dù Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, vì Nga lại đang nằm trong cuộc chiến giành thị phần trên thị trường dầu với OPEC và Mỹ.

Tình huống đặc biệt đó đang trở thành một bài toán đặc biệt khó đang đặt ra trước mặt tổng thống Putin và các đồng sự. Để giảm đà mất giá của đồng Rup và ngăn lạm phát, Nga đã sử dụng công cụ tài chính khi nâng lãi suất lên mức 17%, một con số khó tin với giới phân tích. 

Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với sự đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe kinh tế Nga, các ngân hàng đang bị giảm thanh khoản, các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ giảm sản xuất và thậm chí vỡ nợ. Không hiếm người đã chắc chắn về một cuộc đổ vỡ kinh tế cục bộ ở Nga khi lãi suất được nâng lên cao như vậy.

Nhưng có vẻ như những dự đoán mang tính lý thuyết như vậy đã không hoàn toàn khớp với những gì đang diễn ra. Đồng Rup trong ngày hôm qua vẫn giữ được đà tăng giá mạnh sau khi nâng lãi suất, lạm phát trong năm nay vì thế có lẽ sẽ được giữ ở mức 10%, một điều tưởng như không thể xảy ra sau khi đồng Rup có tốc độ trượt giá kinh khủng trong tháng 10 và tháng 11. Những dấu hiệu được giới chuyên gia và phân tích tài chính trông chờ về một cuộc khủng hoảng mới trong giới doanh nghiệp quốc nội liên quan đến việc ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất cũng vẫn chưa diễn ra.

Sở dĩ như thế, là vì ngân hàng trung ương Nga đang triển khai những gói hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được chính phủ tái tài trợ các khoản nợ nước ngoài bằng cách cho vay USD hoặc Euro trong năm 2015, các doanh nghiệp quốc nội cũng được bật đèn xanh vay tiền với lãi suất thấp hơn nhiều để đảm bảo ổn định sản xuất. 

Cùng lúc đó, chính phủ của tổng thống Putin cũng đã đề nghị các doanh nghiệp và tập đoàn xuất khẩu lớn chuyển đổi một phần lớn doanh thu của họ bằng đồng nội tệ như Gazprom hay Rosneft. Việc các tập đoàn này bán USD ra cũng khiến cho nhu cầu với đồng Rup cao hơn, làm tăng đà tăng giá của đồng Rup trên thị trường tiền tệ.

Các ngân hàng, vốn được coi là mạch máu của nền kinh tế cũng đang được quan tâm chu đáo và kỹ lưỡng. Ngân hàng trung ương Nga đang triển khai những biện pháp cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng đang gặp vấn đề do việc nâng lãi suất, thượng nghị viện Nga cũng vừa thông qua gói hỗ trợ 1000 tỷ Rup, tương đương 19 tỷ USD, để hỗ trợ cho các vấn đề tài chính. Đối tượng được hỗ trợ và giải cứu gần nhất là VTB, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Nga, với mức hỗ trợ ước tính lên tới 250 tỷ Rup để ổn định các hoạt động thanh khoản.

Đến giờ phút này, có thể thấy rõ chiến lược của tổng thống Putin và ngân hàng trung ương Nga để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là kiểm soát chặt dòng chảy tiền tệ trong nước và tập trung các khoản hỗ trợ cho các đối tượng thiết yếu nhất như các ngân hàng và doanh nghiệp quốc nội cũng như xuất khẩu. 

Chiến lược này sẽ vừa giúp Nga nâng giá đồng Rup và giảm lạm phát, vừa khiến cho nền kinh tế Nga vẫn hoạt động bình thường mà không gặp trục trặc từ việc kiểm soát tài chính do lệnh nâng lãi suất. Đồng thời chiến lược này cũng đánh mạnh vào các tổ chức đầu cơ vốn là một trong những nguyên nhân gây ra sự trượt giá của đồng Rup.

Với tình trạng hiện tại, đã có thể tin tưởng vào sự ổn định của nền kinh tế Nga trong tương lai gần. Đồng Rup đã được ổn định còn nền kinh tế vẫn hoạt động mà không gặp trục trặc. Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ tiếp tục cuộc đọ sức với OPEC và Mỹ trong cuộc chiến trên thị trường dầu thế giới. 

Một khi kinh tế Nga vẫn hoạt động ổn định bất chấp giá dầu giảm, thì cũng đồng nghĩa với việc Nga vẫn có thể giữ nguyên sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu của mình trong một khoảng thời gian tương đối dài nữa. Xem ra cuộc chiến đã đảo chiều khi giờ đây Nga mới là đối thủ nắm giữ lợi thế lớn nhất, khi mà giới hạn chịu đựng của OPEC và Mỹ vẫn đang là một dấu hỏi lớn.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Nguồn: Một thế giới
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.