Chuyên mục
Gốm Việt với hành trình tồn tại và phát triển

Gốm Việt với hành trình tồn tại và phát triển

Thứ sáu 19/11/2021 13:05 GMT + 7

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), sáng 19/11, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm trưng bày chuyên đề 'Gốm Việt Nam - Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên'. Công chúng có cơ hội thưởng lãm bộ gốm men phong phú, có giá trị với hành trình 2000 năm tồn tại và phát của gốm Việt.

 

 Gốm Việt với hành trình tồn tại và phát triển


Trên nền tảng nền văn hóa Đông Sơn bền chắc, với kinh nghiệm và bản lĩnh, người Việt đã nhanh chóng tiếp thu và phát triển kỹ nghệ và từng bước tạo nên diện mạo mới cho sản xuất gốm sứ, hình thành nên các trung tâm khá quy mô với nhiều loại hình phong phú, kiểu dáng mẫu mã hiện đại hơn. Đặc trưng của đồ gốm thời kỳ này có xương gốm dày, men mỏng thường không phủ hết đồ vật, men màu vàng ngà, trắng nhạt, trắng xám; Trang trí hoa văn in nổi ô trám, hoa văn xương cá hoặc lá dừa, hình thoi, chữ S, văn sóng nước... một số ấm, âu, hũ có trang trí hình cánh sen, chim, cá, đầu gà, đầu voi.

 


Các đại biểu tham quan triển lãm

 


Mô hình nhà gốm, thế kỷ I-III

 


Đồ gốm thế kỷ I-III


Tiếp đó, từ thế kỷ thứ X được coi là thời kỳ bản nề, kỷ nguyên độc lập Quốc gia và văn minh Đại Việt, nghề gốm có bước nhảy vọt với kỹ thuật thuần thục cùng với sự xuất hiện của dòng men chủ đạo. Đây là gia đoạn đình hình phong cách gốm Việt Nam để chúng ta cảm nhận chúng là riêng biệt không thể pha trộn với bất cứ loại gốm nào trên thế giới. Vào thế kỷ XV-XVI, gốm sứ Việt Nam ở một nấc thang mới tiếp tục phát triển và cách tân với nhiều đỉnh cao. Nghề gốm thịnh hành và nở rộ nhiều trung tâm sản xuất mang tính chuyên hóa cao cao cấp đến những lò gốm với những sản phẩm bình dân, chủng loại phong phú, đồ gốm có thể khối lớn đạt trình độ kiệt tác nghệ thuật. Bên cạnh đó, đồ gốm còn xuất khẩu ra quốc tế.

 


Vò men nâu thế kỷ V-VI

 

Ấm men nâu thế kỷ XIII-XIV

 

Men trắng in nổi thế kỷ XV

 


Ấm quả đào thế kỷ XV

 


Lư hương men nam, niên hiệu Chính Hòa 9 (1688)

 


Men rạn Gia Long (1802-1819)


Thế kỷ XVII – XVIII, trước những thay đổi của thị trường thị hiếu thay đổi đã tác động và ảnh hưởng đến sản xuất, nhiều lò gốm đã tắt lửa không còn hoạt động. Trong bối cảnh đó Bát Tràng với đặc trưng mang đậm tính truyền thống đã nổi lên tiếp tục tồn tại trước những khó khăn phát triển cho đến ngày hôm nay trở thành bảo tàng sống động về lĩnh vực gốm sứ Việt Nam.

 


Gần 70 hiện vật gốm men đặc sắc

 


Du khách chiêm ngưỡng hiện vật Triển lãm


Đến với triển lãm trưng bày, công chúng được chiêm ngưỡng gần 70 hiện vật gốm men đặc sắc, có giá trị mỹ thuật cao được lựa chọn từ bộ sưu tập cổ vật An Biên và một số hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Triển lãm trưng bày trưng bày gốm Việt diễn ra từ nay đến hết tháng 12/2021.


Phạm Tiệp

Nguồn: congthuong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.