Chuyên mục
Cuộc chiến UAV hiện hình ở Đông Bắc Á
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Cuộc chiến UAV hiện hình ở Đông Bắc Á

Thứ tư 10/04/2013 11:58 GMT + 7
Những bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp trên biển Hoa Đông...khiến các bên liên quan đua nhau phát triển lực lượng UAV.


Hiện nay Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng phát triển lực lượng UAV hùng hậu của mình. (Trong ảnh: Mô hình máy bay chiến đấu không người lái Ám Kiếm của Trung Quốc)


Theo mạng tin tình báo Stratfor ngày 9/4, Trung Quốc đang chuyển từ giai đoạn nghiên cứu sang chế tạo, triển khai rộng khắp máy bay UAV để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, giám sát các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Biển Đông. (Trong ảnh: Mô hình máy bay tấn công không người lái Chiến Ưng tại Triển lãm hàng không 2008 của Trung Quốc)


Bắc Kinh đã quyết định ưu tiên phát triển chương trình máy bay không người lái này để phục vụ cả mục đích an ninh và kinh tế. (Trong ảnh: Máy bay vũ trang không người lái Dực Long Trung Quốc, giống máy bay không người lái Predator của Mỹ).


Về an ninh, máy bay không người lái là công cụ hữu hiệu để giám sát Biển Đông và Hoàng Hải, cho phép Trung Quốc duy trì sự hiện diện ở vùng biển tranh chấp, và đóng vài trò cho chiến lược quân sự chống tiếp cận/chống đột nhập của Hải quân nước này. (Trong ảnh: Máy bay chiến đấu không người lái Trung Quốc phóng tên lửa không đối đất).


Trong khi đó, nước láng giềng của Trung Quốc là Hàn Quốc cũng không chịu lép vế khi vừa tái khởi động chương trình phát triển UAV để theo dõi hoạt động của Triều Tiên khi căng thẳng giữa hai miền có nguy cơ biến thành một cuộc chiến tranh. (Trong ảnh: UAV Global Hawk)


Hãng Yonhap ngày 9/4 dẫn nguồn tin trong giới quân sự Hàn Quốc cho biết, Seoul dự định công bố mở hồ sơ dự thầu vào tháng 5 tới, và đến giữa năm nay sẽ bắt đầu tiến hành thử nghiệm phát triển máy bay không người lái tầm trung. Các yêu cầu thiết kế của chiếc UAV này là phải bay được ở độ cao lên đến 10km và radar có tầm hoạt động 100km. Chiếc máy bay này phải có khả năng hoạt động đến 24 giờ. (Trong ảnh: UAV Global Hawk)


Chương trình phát triển UAV của Hàn Quốc trị giá gần 140 triệu USD đã được bắt đầu từ năm 2006. Tuy nhiên chương trình đã bị ngừng vào năm 2011 do những kế hoạch của chính quyền Seoul mua các loại UAV tầm cao của nước ngoài. Ngoài chiến lược phát triển UAV lâu dài, Hàn Quốc cũng tăng cường trang bị những chiếc UAV Global Hawk do Mỹ sản xuất. Việc mua sắm này đã tiêu tốn của Hàn Quốc 1,2 tỷ USD.


Trước cuộc chạy đua trang bị UAV của các nước trong khu vực, Nhật Bản cũng không đứng ngoài cuộc. Kyodo News đưa tin, Nhật Bản đang cân nhắc việc đưa các máy bay Global Hawk vào hoạt động để tăng cường năng lực giám sát vùng lãnh thổ của nước này ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang xảy ra tranh chấp gay gắt với Bắc Kinh trong nhiều tháng qua.


Bộ Quốc phòng Nhật Bản hy vọng sẽ đưa các máy bay Global Hawk vào phục vụ từ năm 2015. Đây là một trong những nỗ lực “đối phó với những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở trên biển, đặc biệt là quần đảo đang xảy ra tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư”.


Là đồng minh thân cận của Nhật Bản, Hàn Quốc - Mỹ không thể khoanh tay trước những diễn biến căng thẳng trong khu vực, đặc biệt là tình hình Triều Tiên. Theo Nhật báo Sankei Shimbun, quân đội Mỹ quyết định sẽ triển khai sớm máy bay do thám Global Hawk tới Nhật Bản để tăng cường khả năng giám sát Triều Tiên. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên chuẩn bị cho một cuộc phóng tên lửa đạn đạo.


“Lần đầu tiên máy bay do thám tầm cao RQ-4 Global Hawk được triển khai tới căn cứ Misawa ở phía bắc Nhật Bản”- Sankei Shimbun dẫn lời quan chức chính phủ cho hay.


Trước việc các nước láng giềng ồ ạt trang bị UAV, ngày 6/4, Triều Tiên công bố hình ảnh tập trận bằng các UAV siêu chính xác so nước này tự sản xuất.

Theo KCNA, các UAV đã đánh trúng mục tiêu theo đúng lộ trình, thời gian chỉ định và cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tỏ ra rất hài lòng về sự tấn công “siêu chính xác“ vào các mục tiêu. (Trong ảnh: UAV của Triều Tiên tập trận ngày 6/4)
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.