Chuyên mục
Nợ càng nhiều, người Việt càng mạnh tay sắm hàng hiệu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nợ càng nhiều, người Việt càng mạnh tay sắm hàng hiệu

Thứ bảy 26/01/2013 08:47 GMT + 7
Piaget - một trong những tập đoàn sản xuất và kinh doanh hàng hiệu lơn nhất thế giới vừa cho biết, Việt Nam là thị trường tiềm năng và là mục tiêu nhãn hiệu này đang nhắm tới.

Đích ngắm của hàng hiệu


Theo nhận định của Tổng giám đốc Piaget - hãng sản xuất đồng hồ và đồ trang sức cao cấp Thụy Sĩ, không chỉ có Trung Quốc mới là khách hàng lớn mà hiện nay Việt Nam, Thái Lan và cả Campuchia cũng được coi là thị trường tiềm năng.
 

Nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng Thụy Sĩ đang nhắm tới Việt Nam
 
Piaget cũng không ngại thể hiện rõ tham vọng chinh phục thị trường Đông Nam Á, khi từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh tại khu vực này.
 
Tổng giám đốc Piaget cho biết ông rất tin tưởng vào tiềm năng của thị trường này mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, các khách hàng châu Á đã chặt chẽ hơn trong việc mua sắm, tuy nhiên việc này sẽ không kéo dài lâu vì thực tế "họ vẫn chi tiêu cho mua sắm rất mạnh khi du lịch tại châu Âu."
 
Piaget, có khoảng 90 cửa hàng trên khắp thế giới, trong đó tại Việt Nam có 2 cửa hàng, một ở Hà Nội và một ở Thành phố Hồ Chí Minh. 
 
Theo một nghiên cứu mới đây của tập đoàn Credit Suisse, trong vòng 5 năm nữa, thế giới sẽ có thêm khoảng 18 triệu tỷ phú và số tỷ phú mới này chủ yếu tập trung tại các nước mới nổi, đặc biệt là tại các nước được coi là "những con hổ châu Á mới".
 
Chi mạnh tay 
 
Những toan tính của Piaget không phải là không có cơ sở, khi có nhiều khảo sát và nghiên cứu của các thương hiệu lớn đều lựa chọn Việt Nam là đích đến trong tương lai.
 
Ông Matthew Collier, Giám đốc điều hành công ty Y & R Việt Nam nhận định, tiêu dùng xa xỉ theo quan niệm của người Việt Nam là giá và chất lượng. Các thương hiệu cao cấp hàng đầu ở Việt Nam được coi là xa xỉ với mức giá thấp nhất từ 480 UDSD trở lên.  
 
Theo khảo sát của công ty này, có tới 64% người tham gia cho rằng xa xỉ phẩm chính là sự trải nghiệm mới. Bốn thương hiệu cao cấp hàng đầu được nhắc đến là Apple, Sony, Toyota và Honda.
 
"Có đến 52% đàn ông mua sắm hàng tiêu dùng xa xỉ; trong số đó Hà Nội chiếm tới 36% và TP.HCM chỉ chiếm 10%".
 
Hãng tin Bloomberg cũng cho biết, Rolls-Royce đặt mục tiêu tăng số lượng đại lý từ 105 lên 120 trong vòng 5 năm tới, nhằm tiếp cận giới triệu phú ở các thị trường như Chilê, Thái Lan và Việt Nam.
 
Sau khi chạm đỉnh 3.538 xe vào năm 2011, thì Việt Nam cũng có trên dưới 60 chiếc, và đặc biệt, có tới 4 trong tổng số 33 chiếc phiên bản Rồng trên toàn thế giới.
 
Cũng giống Rolls-Royce, Hermes đã mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam nhằm cung cấp mặt hàng của thương hiệu này. 
 
 Mỗi người Việt Nam đang gánh 787,9 USD nợ công
 
Ngày 17/1/2013, đồng hồ nợ công toàn cầu báo số nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 70,576 tỷ USD; chỉ số trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh số nợ công 787,9 USD.
 
Nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Nợ công toàn cầu đang ở mức trên 49.767 tỷ USD.
 
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong dự báo tính đến 31/12/2012, nợ công sẽ là 58,4% GDP (trong khi cuối năm 2011 là 54,6% GDP). Và dự báo năm 2015 mức nợ sẽ lên tới 65% GDP, trong đó nợ nước ngoài và Chính phủ dưới 50%. Dịch vụ nợ nước ngoài năm 2011 là 12,5% và 2012 là 13,5% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Hiếu Lam (Tổng hợp)
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: [email protected]; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.